Trong những năm gần đây, xu hướng học online (hay học e learning) đang là sự lựa chọn của nhiều người. Việc học thông qua phương thức này có thể tiếp cận kiến thức ở bất kỳ đâu miễn thiết bị có kết nối internet. Điều này mang đến cho học viên một trải nghiệm tập chất lượng, tiện lợi và an toàn. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích về hệ thống E learning. Mời bạn đọc tham khảo!
Phương pháp giảng dạy bằng E Learning là gì?
Phương pháp E-learning (hay học trực tuyến) là một cách giáo dục áp dụng công nghệ và truyền thông để cung cấp kiến thức. Hệ thống E Learning được thiết kế với đầy đủ tính năng nhằm hỗ trợ quản lý chương trình đào tạo. Mục đích chính là tạo ra một môi trường học tập toàn diện cho học viên.
Điểm khác biệt chính giữa E-learning và việc học truyền thống đó là E learning không đòi hỏi sự có mặt của học viên và giáo viên tại cùng một địa điểm. Hình thức này cho phép người học tự chủ động sắp xếp thời gian và không gian học tập. Mang đến sự linh hoạt và cá nhân hóa cao trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Xem thêm: Alibaba Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Cần Biết Về Alibaba
Phân loại nhanh hệ thống E Learning hiện nay
Sau khi đã nắm rõ khái niệm E Learning là gì? Tiếp theo chúng tôi sẽ phân loại lần lượt về hệ thống này.
Việc học được quản lý trực tiếp bởi máy tính
Đây là một hình thức giáo dục trong đó giáo viên sử dụng máy tính để đánh giá kết quả học tập của học viên. Quá trình học được tự động hóa và quản lý qua hệ thống máy tính. Bao gồm các hoạt động như:
- Tạo và quản lý bài kiểm tra
- Chấm bài và trả kết quả.
- Lưu trữ hồ sơ và điểm số.
- Theo dõi tiến độ học của học viên.
Bằng cách dựa trên năng lực của người học, hệ thống sẽ tự điều chỉnh các thông số đánh giá sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức giáo dục còn nâng cấp thêm chức năng mới đó là truy xuất tài liệu giảng dạy, bài giảng gần nhất. Điều này giúp tối ưu hóa việc quản lý thông tin và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Xem thêm: Cách Tạo Tài Khoản Taobao Trên Máy Tính Và Điện Thoại Chi Tiết Từ A – Z
Vấn đề học tập được hỗ trợ thông qua máy tính
Đối với việc học được hỗ trợ bởi máy tính (CAL – Computer Assisted Learning) là phương pháp kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ máy tính và cách giảng dạy truyền thống. Hiện nay, hầu như các trường học áp dụng hình thức này qua các hoạt động. Gồm có: thuyết trình, làm việc nhóm bằng các công cụ như PowerPoint, video,…
Mục tiêu chính của CAL là tăng cường tính tương tác trong quá trình học tập. Qua đó tạo ra một môi trường sinh động và kích thích việc học của học sinh. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, giáo viên có thể xây dựng những bài giảng chất lượng hơn. Trong khi học sinh được khuyến khích phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình.
Đồng bộ trực tuyến
Học trực tuyến là hình thức mà người học phải tham gia vào hoạt động học tập tại các lớp online theo thời gian thực. Phương pháp này cho phép sự tương tác giữa học viên và giảng viên thông qua màn hình vi tính.
Đây là một trong những hình thức E-learning phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19, khi nhu cầu về đào tạo và dạy học trực tuyến tăng mạnh. Với học trực tuyến đồng bộ, người học sẽ tiếp cận được kiến thức một cách linh hoạt hơn.
Xem thêm: [Tư Vấn Mua] Top Camera Kbvision Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay
Trực tuyến nhưng không đồng bộ (học bằng video đã được thu lại)
Học trực tuyến không đồng bộ là hình thức học không yêu cầu học viên phải tham gia bài giảng trong thời gian thực. Điều này cho phép người học linh hoạt lựa chọn thời gian và địa điểm học tập phù hợp với lịch trình cá nhân.
Một số công nghệ hiện đại được áp dụng phổ biến trong hình thức học tập này bao gồm:
- Email.
- Sách điện tử.
- Blog.
- CD, DVD, video bài giảng trên YouTube.
Một hệ thống E Learning sẽ bao gồm các yếu tố nào?
Thông thường thì một hệ thống đào tạo trực tuyến sẽ có 3 yếu tố cấu thành, bao gồm là:
Trung tâm quản lý toàn bộ hệ thống đào tạo trực tuyến
Trung tâm quản lý hệ thống E Learning là một bộ phận thuộc bên thứ ba. Tự chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động đào tạo của cả người dạy và người học trên hệ thống. Nhờ sự hỗ trợ của trung tâm quản lý, quá trình học tập được đảm bảo diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Ngoài việc giám sát các hoạt động học tập và giảng dạy, trung tâm này còn có nhiệm vụ thu thập phản hồi từ người dùng để liên tục cải thiện chất lượng hệ thống. Điều này giúp hệ thống E-learning phát triển theo hướng tối ưu hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học viên và giáo viên, đồng thời đảm bảo chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học tập.
Xem thêm: Review Các Khóa Luyện Thi IELTS Cam Kết Chuẩn Đầu Ra Tại IELTS Thanh Loan
Trung tâm chuyên quản trị và đảm bảo vận hành hệ thống
Nhiệm vụ chính là đảm bảo hệ thống E-learning hoạt động hiệu quả và liên tục. Trung tâm này giúp đảm bảo quá trình giảng dạy và học tập được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng và theo quy chuẩn nhất định.
Tạo ra sự đồng bộ cho toàn bộ hệ thống đào tạo trực tuyến. Các hạng mục chính thuộc quyền quản lý của trung tâm bao gồm:
- Xây dựng các vị trí trong hệ thống: Dựa trên các chức năng cụ thể, trung tâm xây dựng và xác định các vị trí cần thiết trong hệ thống. Qua đó đảm bảo mọi chức năng được thực hiện hiệu quả.
- Ban hành quy định và miêu tả nhiệm vụ: Thiết lập các quy định và mô tả nhiệm vụ chính xác cho các bên liên quan. Từ đó chắc chắn từng cá nhân và bộ phận sẽ thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình.
- Cấp quyền và quản trị hệ thống: Trực tiếp cấp quyền truy cập và quản lý hệ thống cho từng đối tượng tham gia. Đa phần sẽ cấp quyền cho người học tham gia lớp.
Xem thêm: Top 7 Showroom Khóa Cửa Điện Tử TPHCM Uy Tín Nhất
Đối tượng người sử dụng
Đối tượng người dùng là nhân tố cốt lõi của hệ thống E-learning. Với vai trò quyết định sự hoạt động và phát triển của toàn bộ hệ thống.
Học viên: Đây là thành phần chủ lực và trọng tâm của hệ thống đào tạo trực tuyến. Nhu cầu học tập của học viên chính là yếu tố thúc đẩy sự tồn tại của người giảng dạy. Qua đó giúp hệ thống E-learning phát triển. Các hoạt động chính của học viên bao gồm:
- Tham gia các buổi học trực tuyến.
- Tương tác với giáo viên, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra và đánh giá.
- Giao tiếp với giáo viên về nội dung bài giảng, phản hồi chất lượng buổi học.
Giáo viên: Một đối tượng cần thiết nữa để hình thành một hệ thống E Learning hoàn chỉnh. Giáo viên vừa đồng hành cùng học viên trong quá trình học và vừa phụ trách các nhiệm vụ như:
- Soạn giáo án và cập nhật lên hệ thống Elearning.
- Gửi tài liệu liên quan đến buổi học cho học viên.
- Theo dõi tiến trình học tập, đánh giá năng lực và đặt câu hỏi nhanh.
- Giải đáp thắc mắc và trả lời câu hỏi của học viên trong quá trình giảng dạy.
Hệ thống E Learning đang trở thành xu hướng trong nền giáo dục hiện đại. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng đây là hình thức giảng dạy có tính thương mại cao. Vì vậy nếu bạn đang có chuyên môn trong lĩnh vực nào đó, hãy thử đầu tư hệ thống E learning. Mục đích là để xây dựng khóa học chia sẻ kinh nghiệm và gia tăng thu nhập của mình, bạn hãy đầu tư thiết kế website bán khoá học để quảng bá gia tăng hiệu quả. CDXD2 chúc bạn thành công.
Xem thêm: Tổng Hợp 7+ Top Cửa Hàng Quần Áo Bóng Đá Chất Lượng Hàng Đầu