Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư là cùng một chức danh. Nhưng thực tế không phải vậy. Hai chức danh này là hoàn toàn khác nhau nhưng cũng rất khó để phân biệt. Chỉ có những người trong ngành mới có thể biệt biệt được rõ ràng 2 chức danh này. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Tin tức xây dựng số 2 tìm hiểu về kĩ sư xây dựng và sự khác biệt giữa chức danh này và kiến trúc sư thông qua bài viết này.
Khái quát về kỹ sư xây dựng
Thế nào được gọi là một kỹ sư xây dựng?
Kỹ sư xây dựng là những người có nhiệm vụ tư vấn và thiết kế các công trình, giám sát và quản lý các công trình, đảm bảo tiến độ thi công diễn ra đúng kế hoạch và đạt chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm vị trí này đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
Các loại kỹ sư xây dựng
Dựa vào tính chất công việc cũng như là tính đặc thù của công trình mà ta có thể chia kỹ sư xây dựng thành các nhóm sau:
- Nhóm xây dựng dân dụng và công nghiệp: phụ trách các công trình như nhà ở và nhà dân sinh, công ty, xí nghiệp, …
- Nhóm xây dựng cầu đường: phụ trách các công trình cơ sở hạ tầng.
- Nhóm xây dựng công trình thủy lợi: phụ trách các công trình về thủy lợi.
- Nhóm xây dựng công trình biển: phụ trách các công trình trên biển.
- Nhóm xây dựng đô thị: phụ trách các công trình ở các khu vực đô thị.
- Nhóm tin học xây dựng: chủ yếu làm ở văn phòng, phụ trách thiết kế và các công việc chuyển đổi số của ngành xây dựng.
- Nhóm kỹ sư vật liệu xây dựng: phụ trách về vật liệu, trang thiết bị xây dựng.
Những công việc của một kỹ sư xây dựng thường làm
Kỹ sư xây dựng có vai trò rất quan trọng trọng và có đóng góp rất nhiều trong các dự án thuộc nhóm ngành xây dựng. Những công việc chính mà một kỹ sư xây dựng thường làm như:
- Phân tích các báo cáo để lên kế hoạch cho dự án
- Đánh giá và phân tích các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng trong dự án xây dựng.
- Thực hiện các công việc có liên quan đến sửa chữa, bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Kiểm tra mặt bằng, xác định độ vững chắc của nền móng trước khi triển khai thi công.
Các cơ sở đào tạo kỹ sư xây dựng và điều kiện để trở thành một kỹ sư xây dựng
Hiện nay có rất nhiều trường và cơ sở đào tạo trên khắp cả nước đào tạo kỹ sư xây dựng.
Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng khu vực Thành phố Hà Nội:
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại học Phenikaa
- Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
- Trường Đại học Hòa Bình
- Trường Đại học Đại Nam
- Trường Đại học Phương Đông
- Trường Đại học Đông Đô
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2
- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân
- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên)
- Trường Đại học Hàng hải
- Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Chu Văn An
- Trường Đại học Công nghệ Đông Á
- Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh
- Trường Đại học Kinh Bắc.
Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng khu vực miền Trung:
- Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Trường Đại học Dân lập Duy Tân
- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Hà Tĩnh
- Trường Đại học Vinh.
Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Việt – Đức
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Trường Đại học Dân lập Cửu Long
- Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
- Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2
- Trường Đại học Cần Thơ.
Xem thêm: Top 5 Trường cao đẳng có ngành xây dựng tại TP.HCM
Để có thể trở thành một kỹ sư xây dựng thì bạn cần có điều kiện sau đây:
- Có tư duy cùng với logic cao và học tốt các môn khoa học tự nhiên: một kỹ sư xây dựng cần có sự tỉ mỉ, chính xác trong từng thông số đo đạt cũng như là tính toán thiết kế. Học tốt các môn tự nhiên sẽ cho bạn khả năng tính toán cùng với logic tốt sẽ cho bạn khả năng xử lý thông tin và các thông số nhanh chóng.
- Hiểu biết về văn hóa cũng như là yếu tố địa lý vùng miền: kĩ sư xây dựng có thể đưa ra các bản thiết kế hay xây dựng các công trình mang đậm nét văn hóa địa phương. Am hiểu về địa lý sẽ giúp bạn có thể thiết kế và xây dựng các công trình nương theo khí hậu địa hình. Từ đó,công trình của bạn sẽ có tuổi thọ lâu hơn..
- Có sức khỏe tốt: đa phần các công việc của một kĩ sư xây dựng đều có tính chất vất vả, đòi hỏi cần có sức khỏe tốt và không ngại lăn xả vì công việc.
Khái quát về kiến trúc sư
Thế nào là một kiến trúc sư ?
Kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm kiến trúc thông qua các bản vẽ thiết kế công trình để phục vụ cho con người những nhu cầu về không gian sống xung quanh. Từ đó sẽ tạo nên những không gian với tính thẩm mỹ cao với thiết kế riêng biệt.
Những công việc của một kiến trúc sư thường làm
Các công việc mà một kiến trúc sư thường làm như: Xây dựng kế hoạch, thiết kế bản vẽ, trình bày dự án, xây dựng và quản lý công tác thiết kế, lập các báo cáo có liên quan, …
Các cơ sở đào tạo kiến trúc sư và điều kiện để trở thành một kiến trúc sư
Để trở thành một kiến trúc sư bạn phải theo học chuyên ngành kiến trúc ở các trường đại học. Ở Việt Nam có 2 trường đại học đào tạo kiến trúc sư nổi tiếng là Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.
Để trở thành một kiến trúc sư bạn cần những tố chất sau đây: có kiến thức về toán học, giao tiếp và thuyết trình, sáng tạo và không ngừng học hỏi.
So sánh sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư
Nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư. Thật ra, hai chức danh này hoàn toàn khác nhau và người ngoài ngành rất khó phân biệt. Sau đây chúng ta hãy cùng so sánh chi tiết kĩ sư xây dựng và kiến trúc sư khác nhau như thế nào
Chỉ tiêu so sánh | Kỹ sư xây dựng | Kiến trúc sư |
Định nghĩa | Là người được đào tạo để áp dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn công trình. | Là người được đào tạo chủ yếu để thiết kế, lập kế hoạch và giám sát xây dựng công trình |
Năng lực chuyên môn | Kiến thức về kỹ thuật và thiết kế xây dựng, lập kế hoạch cũng như là kỹ năng quản lý | Toán, kiến thức khoa học, kỹ năng quản lý |
Lĩnh vực hoạt động | Kiến trúc và các lĩnh vực liên quan đến kiến trúc, phát triển bất động sản, quy hoạch đô thị, xây dựng, thiết kế nội thất và xây dựng các công trình dân dụng dân dụng. | Khoa học ứng dụng |
Lĩnh vực làm việc | Quy hoạch bất động sản theo chính sách của chính phủ | Nghiên cứu, phát triển công nghiệp và kinh doanh |
Công việc liên quan | Kiến trúc sư, thiết kế nội thất, xây dựng nhà ở. | Nhà khoa học, kiến trúc sư, quản lý dự án xây dựng. |
Tóm lại thì kiến trúc sư sẽ là người lên ý tưởng cũng như là lập kế hoạch và chịu trách nhiệm về tính thẩm mỹ của công trình. Còn kỹ sư xây dựng là người triển khai những ý tưởng và bản vẽ thành công trình thực.
Triển vọng nghề nghiệp của một kỹ sư xây dựng
Hiện nay với mức sống của người dân đang dần được nâng kèm theo đó là nhu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn và đô thị. Vì vậy ngành xây dựng đang cần rất nhiều nguồn nhân lực. Các trường và cơ sở đào tạo cũng xem đây là một ngành mũi nhọn trong công tác đào tạo. Trong tương lai ngành xây dựng sẽ là một ngành trọng điểm trong xã hội và các chuyên gia xây dựng sẽ là nguồn nhân lực cốt lõi.
Các câu hỏi thường gặp xoay quanh về ngành kỹ sư xây dựng
Một số câu hỏi thường gặp về ngành xây dựng mà nhiều người hay thắc mắc như:
Kỹ sư xây dựng là gì và sẽ học những gì ?
Kỹ sư xây dựng là người tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng ở các trường đại học và làm những công việc như khảo sát, thiết kế, triển khai thi công, giám sát, quản lý và nghiệm thu các công trình.
Điều kiện nào để trở thành một chuyên gia xây dựng ?
Điều kiện cần thiết để trở thành một chuyên gia xây dựng là phải có sức khỏe tốt, học tốt các môn khoa học tự nhiên, có tính logic trong suy nghĩ và am hiểu về địa lí, văn hóa và con người.
Chuyên gia xây dựng sẽ làm công việc gì, làm ở đâu ?
Chuyên gia xây dựng có thể làm việc ở công trường để quản lý con người cũng như là giám sát thi công, cũng có thể làm ở các nhà xưởng phụ trách giám sát và làm việc ở văn phòng như thiết kế, lập báo cáo thậm chí là làm giảng viên chuyên ngành xây dựng.
Lương kỹ sư xây dựng là bao nhiêu, có đủ sống không ?
Lương kỹ sư xây dựng phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc là chính. Đối với kỹ sư xây dựng dưới 2 năm kinh nghiệm thì lương trung bình khoảng 7 triệu VNĐ 1 tháng. Tiếp theo kỹ sư từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm thì lương trung bình khoảng 12,3 triệu VNĐ 1 tháng. Cuối cùng kỹ sư từ 5 năm kinh nghiệm trở lên thì lương trung bình khoảng hơn 15 triệu VNĐ 1 tháng.
Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư có giống nhau không ?
Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư không giống nhau. Kiến trúc sư là người lên ý tưởng và thiết kế, còn kỹ sư xây dựng là người biến ý tưởng đó trở thành công trình thật.
Xem thêm: 10 lý do bạn nên chọn học ngành xây dựng
Dù là kỹ sư xây dựng hay là một kiến trúc sư thì đều có chung một nhiệm vụ là xây dựng cho xã hội những công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng… với chất lượng tốt nhất, có tính an toàn cao nhất và tuổi thọ sử dụng lâu nhất có thể. Chuyên gia xây dựng cũng như là kiến trúc sư sẽ là những nguồn nhân lực chất lượng cho công cuộc phát triển đất nước.