Ngành xây dựng là gì? Học ngành xây dựng ra trường làm gì?

ngành xây dựng

Ngành xây dựng từ lâu đã không còn xa lạ với các bạn học sinh – sinh viên. Đây có thể xem là một ngành chủ lực trong công tác đào tạo nhân lực của Bộ giáo dục. Đa số các trường Đại học – Cao đẳng thậm chí là Trung cấp nghề trên cả nước đều có đào tạo ngành xây dựng. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh trung học phổ thông vẫn rất mơ hồ về ngành này. Rất nhiều người kể cả phụ huynh học sinh luôn thắc mắc rằng học ngành xây dựng là học những gì, sẽ làm những công việc gì sau khi ra trường. Vì vậy, để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về ngành xây dựng.

Khái quát về ngành xây dựng

Ngành xây dựng là gì ?

Lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng được gọi là ngành xây dựng. Khác với đại đa số các ngành sản xuất khác trong xã hội, sản phẩm của ngành xây dựng nhắm đến những cá nhân, tổ chức, cộng đồng hoặc những địa điểm riêng biệt.

ngành xây dựng là gì
Ngành chủ lực trong công tác đào tạo nhân lực của Bộ giáo dục

Tùy theo các loại đối tượng khách hàng và mục đích sử dụng, ta có thể phân ngành xây dựng thành các nhóm như sau:

  • Nhóm ngành xây dựng nhà ở và các loại nhà phục vụ nhu cầu dân sinh: nhóm này sẽ gồm các loại nhà ở độc lập, nhà chung cư, nhà cao tầng, … và nhóm nhà phục vụ nhu cầu dân sinh như bệnh viện, trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, công xưởng sản xuất, công ty, xí nghiệp, …
  • Nhóm ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân sinh: nhóm này bao gồm các hoạt động thi công đường giao thông như đường dân sinh, đường sắt, đường cao tốc, đường băng sân bay, cầu bắt qua sông, cầu vượt, … và các hoạt động công trình công ích như mạng viễn thông, đường ống, hệ thống ống dẫn nước, mương máng, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, …
  • Nhóm ngành xây dựng chuyên dụng: là nhóm các công trình đáp ứng mục đích sử dụng riêng biệt ví dụ các hoạt động thi công, lắp đặt lưới điện, đèn điện, ốp lát gạch, trang trí sảnh, …

Ngành xây dựng thi khối nào ?

Để có thể xét tuyển vào ngành xây dựng ở các trường đại học, cao đẳng thì các bạn học sinh có thể xét các tổ hợp môn sau đây:

Tên khối Tổ hợp môn
A – 00 Toán – Vật lý – Hóa học
A – 01 Toán – Vật lý – Tiếng anh
A – 16 Toán – Tự nhiên – Ngữ văn
B – 00 Toán – Hóa học – Sinh học
C – 01 Toán – Ngữ văn – Vật lý
C – 02 Toán – Ngữ văn – Hóa Học
D – 01 Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
D – 07 Toán – Hóa học – Tiếng Anh
D – 29 Toán – Vật lý – Tiếng Pháp

Các lĩnh vực chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng

các chuyên ngành xây dựng
Ngành xây dựng gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn

Các chuyên ngành phổ biến của ngành xây dựng có thể kể đến như:

  • Kỹ thuật xây dựng: các bạn sẽ học về các loại kỹ thuật xây dựng cơ bản.
  • Kỹ thuật xây dựng công trình biển: học về kỹ thuật xây dựng các công trình trên biển.
  • Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ: học về kỹ thuật xây dựng các công trình trên mặt nước như ao, hồ, sông…
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: học về kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông như.
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: học về kỹ thuật xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
  • Địa kỹ thuật xây dựng: nghiên cứu về địa chất nơi xây dựng công trình
  • Kỹ thuật tài nguyên nước: nghiên cứu, quản lý và xây dựng các công trình thủy lợi và tài nguyên nước.
  • Kỹ thuật cấp thoát nước: học về kỹ thuật xây dựng các công trình cấp thoát nước.
  • Quản lý xây dựng: học về quản lý và đánh giá các công trình xây dựng
  • Kinh tế xây dựng: ngành kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng.

Các cơ sở đào tạo ngành xây dựng

Vì tính chất quan trọng mà đại đa số các trường đại học trên cả nước đều có đào tạo ngành xây dựng.

Các trường đào tạo ngành xây dựng khu vực Thành phố Hà Nội:

  • Trường Đại học Xây dựng: UOC (University of Construction).
  • Trường Đại học Phenikaa: PU (Phenikaa University).
  • Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội: HUBT (Hanoi University of Business and Technology).
  • Trường Đại học Hòa Bình: HBU (Hoa Binh University).
  • Trường Đại học Đại Nam: DNU (Dai Nam University).
  • Trường Đại học Phương Đông: PDU (Phuong Dong University).
  • Trường Đại học Đông Đô: DDU (Dong Do University).
  • Trường Đại học Thủy lợi: WRU (Water Resources University).
  • Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội: HUMG (Hanoi University of Mining and Geology).
  • Trường Đại học Lâm nghiệp: Forestry University.
  • Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải: University of Transport and Communications.
  • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: HAU (Hanoi Architectural University).
  • Trường Đại học Giao thông vận tải: University of Transport and Communications.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: VNUA (Vietnam National University of Agriculture).
ngành kiến trúc xây dựng
Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội

Các trường đào tạo ngành xây dựng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: HCMUT (Ho Chi Minh City University of Technology).
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: IU (International University).
  • Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh: HCUI (Ho Chi Minh City University of Industry).
  • Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2: UTC Campus 2 (University of Transport and Communications Campus 2).
  • Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh: UTC (University of Transport and Communications).
  • Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh: HCMUA (Ho Chi Minh City University of Architecture).
  • Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh: HCMCOU (Ho Chi Minh City Open University).
  • Trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2
  • Trường Đại học Văn Lang: VLU (Van Lang University).
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng: HIU (Hong Bang International University).
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: NTTU (Nguyen Tat Thanh University).
  • Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh: HCMUT (Ho Chi Minh City University of Technology).
  • Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn: SaigonTech (Saigon Technology University).
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng: TDTU (Ton Duc Thang University).
  • Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh: HCMUNRE (Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment).
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: HCMUTE (Ho Chi Minh City University of Technology and Education).
STU
Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn – STU

Các trường đào tạo ngành xây dựng khu vực miền Bắc:

  • Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân: VXUT (Van Xuan University of Technology).
  • Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên): Thai Nguyen University of Technology (TNU).
  • Trường Đại học Hàng hải: Maritime University.
  • Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà: Bac Ha International University.
  • Trường Đại học Hồng Đức: Hong Duc University.
  • Trường Đại học Chu Văn An: Chu Van An University.
  • Trường Đại học Công nghệ Đông Á: DAUT (Dong A University of Technology).
  • Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh: Luong The Vinh University.
  • Trường Đại học Kinh Bắc: Kinh Bac University.
Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân
Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân – VXUT

Các trường đào tạo ngành xây dựng khu vực miền Trung:

  • Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng: DUT (Da Nang University of Architecture).
  • Trường Đại học Dân lập Duy Tân: DTU (Duy Tan University).
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Trung: MTU (Miền Trung University of Civil Engineering).
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng: DTU-UTE (Duy Tan University – University of Technology and Education).
  • Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng: DUT (Da Nang University of Science and Technology).
  • Trường Đại học Hà Tĩnh: HUT (Ha Tinh University).
  • Trường Đại học Vinh: VU (Vinh University).

Các trường đào tạo ngành xây dựng khu vực miền Nam:

  • Trường Đại học Việt – Đức: VGU (Vietnamese-German University).
  • Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương: BEU (Binh Duong University of Economics and Technology).
  • Trường Đại học Dân lập Cửu Long: CTU (Can Tho University).
  • Trường Đại học Công nghệ Miền Đông: UET (University of Economics and Technology).
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: MTU (Mien Tay Construction University).
  • Trường Đại học Trà Vinh: TVU (Tra Vinh University).
  • Trường Đại học Thủ Dầu Một: UBDT (University of Thu Dau Mot).
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: VLUTE (Vinh Long University of Technology Education).
  • Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2: SPC2 (Forestry University – Campus 2).
  • Trường Đại học Cần Thơ: CTU (Can Tho University).
Trường Đại học Cần Thơ: CTU
Trường Đại học Cần Thơ – CTU

Điều kiện học tập cho ngành xây dựng

Để có thể học tốt ngành xây dựng bạn cần có những điều kiện sau:

  • Học tốt các môn khoa học tự nhiên và có tư duy cùng với logic cao: Nếu bạn có sở trường học tốt các môn khối khoa học tự nhiên cùng với khả năng logic cao thì đây sẽ là một lợi thế không hề nhỏ của bạn khi học theo học ngành xây dựng. Đây là ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng thông số đo đạt. Khả năng tính toán cùng với logic tốt sẽ cho bạn khả năng xử lý thông tin và các thông số nhanh chóng, thiết lập dự án và tính toán thiết kế dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Hiểu biết sâu rộng về địa lý và văn hóa vùng miền: Đây sẽ là một lợi thế không hề nhỏ nếu bạn theo học ngành xây dựng. Nếu bạn có kiến thức về văn hóa cũng như là địa lý của từng vùng miền thì bạn có thể xây dựng các công trình mang bản sắc riêng của vùng miền đó. Kèm theo đó công trình của bạn cũng phải thích ứng tốt với điều kiện khí hậu và địa hình đặc trưng của vùng miền. Đồng thời còn có thể tăng tuổi thọ của công trình.
  • Có sức khỏe tốt: Đây có lẽ là tiêu chí mang đậm tính đặc thù của ngành xây dựng. Đa số các công việc của ngành xây dựng đều đòi hỏi có sức khỏe tốt khi mà môi trường làm việc phần lớn đều là ngoài công trình hoặc công xưởng. Để đáp ứng tiến độ thi công, đôi khi bạn phải bất chấp cả nắng gắt hay mưa gió. Vì vậy để có thể đáp ứng được môi trường và điều kiện làm việc của ngành xây dựng bạn cần phải chủ động rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, ăn uống điều độ và đa dạng các loại thực phẩm để có sức khỏe dẻo dai cùng tinh thần sẵn sàng lăn xả vì công việc.
nhà cao tầng
Độc đáo nhà “cao cẳng” ở vùng cực Nam Tổ quốc

Ngành xây dựng ra trường làm gì?

Đây là một câu hỏi của đại đa các bạn học sinh và phụ huynh thắc mắc. Ngoài cung cấp kiến thức thì mục đích chính của việc học đó chính là có cho mình một công việc ổn định. Sau đây sẽ là ba nhóm công việc phổ biến mà một sinh viên ngành xây dựng sau khi tốt nghiệp thường hay làm.

Nhóm công việc ngoài công trường

Nhóm công việc đầu tiên là làm việc ngoài công trường. Đây có thể xem là nhóm công việc khó khăn và khắc nghiệt nhất trong ngành xây dựng. Với môi trường làm việc đặc thù thì yếu tố sức khỏe sẽ là điều kiện tiên quyết cho nhóm công việc này. Vì vậy, các bạn nam có sức khỏe tốt theo học ngành xây dựng sẽ thích hợp với nhóm công việc này.

nhóm công việc ngoài công trường
Công việc khó khăn và khắc nghiệt nhất trong ngành xây dựng

Các công việc phổ biến trong nhóm này có thể kể đến như: triển khai thi công công trình xây dựng, thiết kế và thi công công trình xây dựng, giám sát tiến độ, thẩm định và nghiệm thu các công trình đã hoàn tất, …

Nhóm công việc trong xưởng

Nhóm công việc thứ hai là làm việc trong công xưởng. Đây là nhóm công việc đỡ vất vả hơn rất nhiều so với nhóm công việc ngoài công trường. Các công việc chính của nhóm này có thể kể đến như kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng, … Các nhóm công việc này không đòi hỏi quá cao về sức khỏe nhưng lại cần có sức bền và sự tỉ mỉ trong công việc. Những nhóm này thích hợp cho những bạn theo học ngành xây dựng có không quá tốt và các bạn nữ cũng nên cân nhắc nhóm công việc này.

nhóm công việc trong xưởng
Làm việc trong công xưởng đòi hỏi sự tỉ mĩ cao

Nhóm công việc trong văn phòng

Nhóm công việc cuối cùng là làm việc trong văn phòng. Đây có thể xem là nhóm công việc nhẹ nhàng nhất trong các nhóm công việc ngành xây dựng. Nhóm công việc này sẽ phù hợp với các bạn nữ có đam mê với ngành. Phần lớn thời gian làm việc sẽ ở văn phòng nhưng đôi khi cũng có đi thị sát ở công trường. Tất nhiên là thị sát trong thời gian ngắn và thường thì quan sát là chính.

nhóm công việc trong văn phòng
Đây là nhóm công việc phù hợp với các bạn nữ đam mê xây dựng

Các công việc phổ biến trong nhóm này có thể kể đến như: chuyên viên tư vấn, lập dự án, thiết kế kĩ thuật, thẩm định thiết kế, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngành xây dựng, làm công tác giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng.

Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế

Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế
Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế

Ngành xây dựng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế:

  • Đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia. Ở nhiều nước, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 5-10% GDP.
  • Tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Xây dựng kéo theo nhu cầu nhân công, vật liệu, máy móc, logistics, tài chính,…
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, cầu cống, nhà ở, công nghiệp là tiền đề cho tăng trưởng. Là lĩnh vực hút vốn đầu tư lớn của xã hội.
  • Nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua các công trình phúc lợi xã hội như bệnh viện, trường học, khu dân cư.
  • Thúc đẩy đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới trong thiết kế, vật liệu, quy trình thi công để nâng cao năng suất và hiệu quả.
  • Kích thích sự phát triển của các lĩnh vực hỗ trợ như tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng.

Nhìn chung, xây dựng có vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Đây là ngành kinh tế quan trọng cần được đầu tư và khuyến khích phát triển.

Xu hướng phát triển của ngành xây dựng

Một số xu hướng phát triển chính của ngành xây dựng trong thời gian tới:

  • Ứng dụng công nghệ số và xây dựng thông minh như BIM, IoT, AI vào quy trình thiết kế, thi công và quản lý dự án.
  • Chú trọng xây dựng xanh, bền vững thân thiện với môi trường. Sử dụng vật liệu tái chế, năng lượng tái tạo.
  • Tiếp tục ứng dụng các loại vật liệu mới, tiên tiến có độ bền và hiệu quả cao.
  • Phát triển các công trình cao tầng, tòa nhà thông minh, khu đô thị quy mô lớn.
  • Tăng cường cơ giới hóa để nâng cao năng suất lao động trong xây dựng.
  • Chú trọng công tác quản lý chi phí, chất lượng công trình và đảm bảo an toàn lao động.
  • Xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ.
  • Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ xây dựng.

Xem thêm: Top 5 Trường Cao Đẳng Có Ngành Xây Dựng Tại TP. HCM

Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển và cơ sở hạ tầng cũng dần hoàn thiện. Điều này có sự đóng góp không nhỏ của nhân lực ngành xây dựng. Vì vậy ngành xây dựng là một trong những ngành có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.