Lựa chọn ngành học và trường đại học để theo đuổi ước mơ là một trong những điều quan trọng nhất đối với các bạn trẻ. Chọn được đúng trường và đúng ngành sẽ giúp cho bạn phát triển trong con đường sự nghiệp trong tương lai. Và trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì ngành xây dựng cũng là một trong những ngành nghề được nhiều bạn chọn lựa để theo đuổi, học tập. Vậy ngành xây dựng là gì? Tại sao lại chọn ngành xây dựng khi định hướng nghề nghiệp? Hãy cùng Tin tức xây dựng số 2 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành xây dựng là gì?
Ngành xây dựng là một ngành nghề bao gồm các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư vấn, thiết kế, kỹ thuật và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các công trình xây dựng theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống của con người. Sản phẩm của ngành xây dựng có thể kể đến như nhà ở, bệnh viện, các khu chung cư, trường học, cầu đường…
Có thể nói, ngành xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước. Xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng khang trang, tiện ích. Trong tương lai, ngành xây dựng sẽ là một trong những ngành nghề có nhiều tiềm năng lớn.
Tại sao lại chọn ngành xây dựng để học tập?
Ngành nghề của tương lai
“Tại sao lại chọn ngành xây dựng?” Ắt hẳn là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ. Và một trong những lý do nên chọn ngành xây dựng chính là vì đây sẽ là một ngành nghề trong tương lai.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành xây dựng luôn song hành cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì ngành xây dựng ngày càng có tiềm năng lớn về cung và cầu.
Các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng về đường xá, cầu cống, bệnh viện, công sở… ngày càng nhiều. Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng trong tương lai sẽ rất lớn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, ngành xây dựng được nhiều thí sinh chọn lựa để theo đuổi đam mê.
Học đi đôi với hành
Một lý do tại sao lại chọn ngành xây dựng nữa chính là học luôn đi đôi với thực hành. Với các chương trình đào tạo mang tính thiết thực, sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức cơ bản, vừa có thể vận dụng vào các môn học có tính chất chuyên môn thực tế như bộ môn thiết kế và thi công cầu đường, kỹ thuật thi công… Nhờ đó, sinh viên sau khi ra trường có thể tìm được ngay việc làm và có cơ hội thăng tiến, phát triển hơn.
Đặc biệt, không giống với một số ngành học khác chỉ chú trọng lý thuyết, ngành xây dựng là ngành mà trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ có cơ hội tham quan thực tế các công trình hoặc trải nghiệm làm một công nhân xây dựng lao động trực tiếp tại công trường.
Chương trình đào tạo chất lượng
Ở nước ta hiện nay, các trường đào tạo về xây dựng ngày càng hoàn thiện chương trình dạy và luôn đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Các trường trong khối đào tạo ngành xây dựng luôn có sự kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trong việc đổi mới chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, các học phần có sự lồng ghép, cập nhật giảng dạy theo định hướng tiêu chuẩn mới. Cùng với việc tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chương trình giảng dạy ở các trường đại học ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu công việc trong tương lai về ngành nghề xây dựng.
Tỉ lệ có việc làm cao
Một băn khoăn lớn của hầu hết các sinh viên là tìm kiếm được việc làm sau khi ra trường. Đối với các ngành nghề xây dựng, tỉ lệ ra trường có việc làm cao. Bởi lẽ, trong quá trình đào tạo, sinh viên đã được tiếp cận với thực tế công việc, các bộ môn cũng đã giảng dạy nhiều kiến thức chuyên môn áp dụng vào thực tế công việc.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư xây dựng có trình độ, kinh nghiệm có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Chính vì thế tại sao nhiều bạn lại chọn ngành xây dựng để học tập là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện tại.
Vị trí việc làm vô cùng đa dạng
Một trong những lý do chính tại sao lại chọn ngành xây dựng là vị trí việc làm cực kỳ đa dạng. Công việc của ngành xây dựng có thể chia thành ba nhóm công việc, bao gồm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Công việc chính ở ngoài công trường tập trung vào thi công các công trình xây dựng của vị trí việc làm kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát thi công.
Ngoài ra, sau khi ra trường, nếu như kết quả học tập tốt, các bạn có thể được lựa chọn để trở thành giảng viên tại các trường đại học về chuyên ngành xây dựng. Hoặc nếu có trình độ, năng lực và kinh nghiệm dày dặn, sau một thời gian trải nghiệm thực tế, bạn có thể định hướng để mở công ty riêng liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Như vậy, lựa chọn ngành xây dựng mang đến nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp và theo đuổi thực hiện ước mơ trong tương lai.
Thiếu nhân lực có trình độ cao
Trong thời đại hội nhập thế giới thì sự hợp tác, phát triển và chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng lớn. Như vậy, các dự án, công trình quy mô đòi hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và chất lượng thi công, thiết kế. Trong khi đó, nguồn nhân lực có trình độ cao của ngành xây dựng của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng
Việc lựa chọn cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín cũng ảnh hưởng tới tương lai khi tìm kiếm được công việc và mức lương phù hợp. Vì thế, việc có nhiều cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín trong ngành nghề này thực sự là một lợi thế dành cho các bạn sinh viên.
Hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo ngành xây dựng chất lượng và uy tín như trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách Khoa,… Tùy thuộc vào nhu cầu và năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn trường đại học phù hợp để thực hiện ước mơ.
Mức lương hấp dẫn
Mức lương hấp dẫn luôn là lý do tại sao lại chọn ngành xây dựng để học tập và làm việc. Vì sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng nên các nhà tuyển dụng luôn có mức lương hấp dẫn để thu hút được các kỹ sư có trình độ cũng như kinh nghiệm.
Tùy thuộc vào năng lực chuyên môn mà các kỹ sư có thể nhận được mức lương phù hợp, có thể đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, để có thể nhận được mức lương mơ ước, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tương xứng.
Ngành nghề gắn liền với sự phát triển đất nước
Tại sao lại chọn ngành xây dựng? Chọn ngành xây dựng là bởi từ lâu ngành xây dựng đã gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Và với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành xây dựng trở thành một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển ngày càng cao.
Được thỏa sức sáng tạo và theo đuổi niềm đam mê
Với ngành xây dựng, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn khi còn ngồi ghế giảng đường. Bên cạnh đó, với tính chất công trình nhiều, ở các địa điểm khác nhau nên bạn có thể thỏa sức khám phá những miền đất mới. Vì vậy, hãy chọn ngành xây dựng để được thỏa sức sáng tạo và theo đuổi niềm đam mê.
Xem thêm: Điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng năm 2023
Ngành xây dựng đã và đang trở thành sự lựa chọn của đông đảo thí sinh dự thi đại học. Hy vọng những lý do được chia sẻ trên đã phần nào lý giải được cho câu hỏi “Tại sao lại chọn ngành xây dựng?”. Và từ đó, bạn sẽ có thể cân nhắc kỹ hơn và lựa chọn được ngành học phù hợp với đam mê và sở thích của bản thân nhé!