Công việc của một kỹ sư xây dựng là rất đa dạng & phức tạp. Nếu không phải người trong ngành xây dựng thì rất khó để có thể hiểu được. Vậy nên hôm nay cùng Tin tức xây dựng số 2 khám phá chi tiết mô tả công việc của kỹ sư xây dựng để xem là họ sẽ làm những công việc gì.
Kỹ sư xây dựng với Kiến trúc sư khác nhau như thế nào?
Kỹ sư xây dựng là những người có nhiệm vụ tư vấn & thiết kế các công trình, quản lý & giám sát các công trình, đảm bảo tiến độ thi công diễn ra đúng kế hoạch & đạt chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm kỹ sư xây dựng đều phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
Kiến trúc sư là người tạo ra nhiều công trình kiến trúc thông qua các bản vẽ thiết kế công trình để phục vụ cho con người những nhu cầu về không gian sống xung quanh & từ đó tạo nên những không gian với tính thẩm mỹ cao với những thiết kế riêng biệt.
Các cơ sở đào tạo kỹ sư xây dựng và điều kiện để trở thành một kỹ sư xây dựng
Đa số các trường đại học trên cả nước đều có đào tạo kỹ sư xây dựng. Các trường nổi tiếng về đào tạo kỹ sư xây dựng như Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, …
Để có thể trở thành một kỹ sư xây dựng thì bạn cần có điều kiện & tố chất sau đây:
- Có tư duy nhạy bé cùng với logic cao & học tốt các môn khoa học tự nhiên: một kỹ sư xây dựng cần có sự chính xác & tỉ mỉ trong từng thông số đo đạt cũng như là tính toán thiết kế các công trình. Học tốt các môn tự nhiên sẽ cho bạn tư duy tính toán cùng với logic tốt sẽ cho bạn khả năng xử lý thông tin & các thông số nhanh chóng.
- Am hiểu về văn hóa cũng như là yếu tố địa lý vùng miền: kỹ sư xây dựng có thể đưa ra các bản thiết kế hay thực hiện các công trình mang đậm phong cách của văn hóa địa phương nơi mà dự án được xây dựng. Am hiểu về địa lý sẽ giúp bạn thiết kế & xây dựng các công trình nương theo khí hậu địa hình. Từ đó, công trình từ thiết kế của bạn sẽ có tuổi thọ lâu hơn.
- Có sức khỏe tốt: đa phần các công việc của một kỹ sư xây dựng đều có tính chất vất vả & đòi hỏi cần có sức khỏe tốt. Vì vậy bạn cần phải rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để có sức khỏe tốt. Khi bạn có sức khỏe thì bạn có thể lăn xả vì công việc.
Xem thêm: Ngành xây dựng thi khối nào? Danh sách tổ hợp môn cho ngành xây dựng
Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng
Nhóm công việc ở ngoài công trường xây dựng
Công việc ngoài công trường là nhóm công việc có thể xem là vất vả nhất . Sau đây là mô tả công việc của kỹ sư xây dựng ở ngoài công trường
- Khảo sát và lập kế hoạch thi công chi tiết: Kỹ sư xây dựng sẽ tham gia vào việc khảo sát địa lí, khí hậu, độ chắc của nền móng để thiết kế bản vẽ & lập kế hoạch thi công công trình.
- Triển khai thi công và giám sát quá trình thi công: Kỹ sư xây dựng sẽ cho triển khai thi công theo từng hạng mục trong kế hoạch. Kèm theo đó, kỹ sư xây dựng còn phụ trách giám sát xuất – nhập nguyên vật liệu, thúc đẩy & giám sát công trình, đảm bảo công trình diễn ra đúng tiến độ. Ngoài ra, trong quá trình giám sát thi công, kỹ sư xây dựng sẽ dự đoán & đánh giá các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó sẽ chuẩn bị các phương án khắc phục dự phòng khi cần thiết.
- Tham gia nghiệm thu công trình: Khi công trình hoàn thành, kỹ sư xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng & nghiệm thu. Nếu công trình đạt chuẩn, đúng thiết kế, đúng kết cấu & chất lượng thì mới cho đi vào hoạt động.
Nhóm công việc trong xưởng
Chi tiết công việc của kỹ sư xây dựng làm việc trong xưởng: đây là những kỹ sư xây dựng phụ trách các mảng QA, QC. Công việc chủ yếu là giám sát, quản lý nhân lực & đảm bảo tiến độ.
Nhóm công việc trong văn phòng
Chi tiết công việc của kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: Công việc của nhóm này tương đối nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ trong công việc. Cụ thể, kỹ sư xây dựng sẽ thiết kế, lập các báo cáo, lập dự toán cho dự án, …
Thực hiện các công việc khác
Nếu kỹ sư xây dựng có thêm các chứng chỉ thuộc lĩnh vực sư phạm thì có thể làm giảng viên chuyên ngành xây dựng.
Những trở ngại của ngành kỹ sư xây dựng
- Thường xuyên xa nhà & gia đình: công việc của một kỹ sư xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào những dự án mà họ tham gia. Có những dự án không nằm ở nơi mà họ đang sống, kỹ sư xây dựng phải di chuyển theo công trình. Kỹ sư xây dựng có thể đi sang các tỉnh khác hoặc thậm chí là ra nước ngoài. Ngoài ra, thời gian công tác & di chuyển còn phụ thuộc vào tiến độ công trình, khi là vài tháng, có khi là vài năm. Thậm chí các ngày lễ tết học cũng phải làm.
- Môi trường làm việc khắc nghiệt: ngành xây dựng có môi trường làm việc mang tính đặc thù. Kỹ sư xây dựng thường tại công trường khá khắc nghiệt bởi bụi bặm, tiếng ồn, mưa gió, nắng nóng, có khi là giông bão, giá rét. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những kỹ sư xây dựng. Vì vậy, yếu tố sức khỏe là điều kiện tiên quyết để bạn có thể đi theo ngành xây dựng.
- Áp lực công việc lớn: dù cho kỹ sư xây dựng là việc ở công trường, nhà xưởng hay là văn phòng thì học đều có những khối lượng công việc rất lớn. Việc tăng ca hay làm ca đêm đối với một kỹ sư xây dựng là chuyện hết sức bình thường. Kèm theo đó là những dự án xa nhà sẽ khiến cho kỹ sư xây dựng gặp căng thẳng.
- Cân bằng các mối quan hệ giữa các bên: kỹ sư xây dựng làm việc tại công trường phải gặp gỡ & giao tiếp với rất nhiều người & đối tượng khác nhau. Họ có thể là nhà đầu tư, chủ thầu, giám sát viên, công nhân xây dựng, … Kỹ sư xây dựng phải đảm bảo rằng họ sẽ không có xung đột với nhau, đảm bảo quyền lợi của các bên một cách công bằng. Nếu để xảy ra mâu thuẫn thì rất khó để giải quyết.
Kỹ sư ngành xây dựng làm việc ở đâu?
Kỹ sư xây dựng thường làm việc ở các công ty xây dựng trong & ngoài nước. Ở mỗi công ty sẽ có những chính sách cho người lao động & đãi ngộ khác nhau. Đa phần nếu bạn là một kỹ sư xây dựng mới ra trường thì nên tìm cho mình một công ty ở trong nước phù hợp nhất với bạn để bạn có thể học tập & trao dồi thêm kinh nghiệm. Nếu bạn có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, bạn có thể suy nghĩ đến việc xin ứng tuyển vào các công ty nước ngoài để có được mức lương & đãi ngộ tốt hơn. Với kinh nghiệm có trong tay, bạn có thể giảm được lượng công việc của mình. Từ đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn bên gia đình. Dù có làm việc ở đâu thì kỹ sư xây dựng cũng làm những việc như mô tả công việc của kỹ sư xây dựng ở trên.
Những yêu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng hiện nay
Kỹ sư xây dựng là vị trí đòi hỏi rất nhiều về chuyên môn & các kỹ năng cần thiết. Do đó, để ứng tuyển vào vị trí này trong thực tế không phải là điều đơn giản. Một số tiêu chí một kỹ sư xây dựng cần đáp ứng nếu muốn ứng tuyển như sau:
- Tốt nghiệp từ hệ đại học trở lên theo các chuyên ngành về xây dựng hoặc các chuyên ngành có liên quan đến xây dựng, có ít nhất từ 1 – 2 năm kinh nghiệm.
- Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế, quản lý xây dựng, đánh giá chất lượng công trình.
- Sử dụng thành tạo các phần mềm thiết kế cần thiết như là AutoCad, Civil 3D & tin học văn phòng cơ bản.
- Công việc thích hợp cho nam có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao.
- Có kỹ năng sơ cứu khi gặp tai nạn & kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh có liên quan đến sức khỏe & tính mạng của con người.
- Có trách nhiệm trong công việc, có khả năng tổ chức, sắp xếp, quản lý công việc tốt.
- Kỹ năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh sẽ là một lợi thế cho bạn.
Lương của kỹ sư xây dựng hiện nay ra sao?
Mức lương kỹ sư xây dựng trung bình theo các năm kinh nghiệm như sau:
- Mới ra trường & chưa có kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 4 triệu VNĐ một tháng đến 9,7 triệu VNĐ/ tháng.
- 2 năm kinh nghiệm sẽ dao động từ 6 – 10 triệu VNĐ/ tháng.
- Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm khoảng từ 12,3 triệu VNĐ/ tháng
- Trên năm năm kinh nghiệm sẽ có lương từ 15 triệu trở lên 1 tháng.
Xem thêm: Chi tiết mức lương của kỹ sư xây dựng tại Nhật Bản
Nội dung chính của bài viết hôm nay là mô tả công việc của kỹ sư xây dựng. Thông qua bài viết này mong rằng sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan & chính xác về các công việc của ngành xây dựng. Mong rằng những kiến thức mà bài viết này cung cấp sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh – sinh viên đang theo đuổi ngành xây dựng, làm hành trang cho các bạn sau khi ra trường tương lai.